Trong Phần 4 tìm tục tìm hiểu về Khu vực Sân đỗ tàu bay trong sân bay Tân Sơn Nhất và một dịch vụ trong sân bay tân sơn nhất. Các điểm đến từ nhà ga quốc nội và nhà ga quốc tế.
Tìm hiểu về sân bay Tân Sơn Nhất Phần 5
Tìm hiểu về sân bay Tân Sơn Nhất Phần 4
Tìm hiểu về cơ sở hạ tầng, đường cất cánh của sân bay Tân Sơn Nhất Phần 3
Vị trí và quá trình phát triển của Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Phần 2
1. Sân đỗ tàu bay:
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất có 47 vị trí đỗ, tùy kích cỡ và sức chịu tải của mặt phủ sân đỗ, các vị trí đỗ được xếp thành từng nhóm sử dụng cho một số loại tàu bay tương ứng. Cụ thể:
Có thể bạn quan tâm:
Quảng cáo sân bay Nội Bài
Quảng cáo sân bay Đà Nẵng
Quảng cáo sân bay Tân Sơn Nhất
Quảng cáo sân bay Phú Quốc
Quảng cáo sân bay Cam Ranh
a). Vị trí đỗ số 3, 36: Khai thác cho tàu bay B737, A320 và tương đương theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy;
b). Vị trí đỗ 1, 2, 31, 32, 33, 22, 23, 34, 38, 40: Khai thác cho tàu bay A321 và tương đương theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy.
c). Vị trí đỗ 41, 42, 43: Hiện tại chỉ sử dụng cho tàu bay đỗ qua đêm, kéo vào/ra;
d). Vị trí đỗ 10, 11, 12 , 13, 35, 37, 39: Dùng cho B747-400 và tương đương. Khi khai thác vị trí đỗ 35, 37, 39 cho tàu bay cấp E thì các vị trí đỗ 34, 36, 38, 40, 41, 42, 43 không được phép khai thác.
e). Vị trí đỗ 4, 5, 6, 7, 8, 9, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21: Khai thác cho tàu bay A340-600, B747- 400 và tương đương theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy.
g). Vị trí đỗ 24, 25, 26, 27, 46, 47, 48, 49: Khai thác cho tàu bay AT72, F70 theo phương thức tự vận hành vào, khi ra dùng xe kéo đẩy.
h). Vị trí đỗ 29: Sử dụng cho AN38, vị trí đỗ 30 sử dụng cho AN2, B200, B350;
i). Vị trí đỗ 50, 70: Sử dụng cho tàu bay trong trường hợp có sự cố khẩn nguy.
*** Tất cả các vị trí đỗ trên đều có sức chịu tải PCN: 61/R/B/X/T.
2. Dịch vụ khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất:
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO với hai đường hạ cất cánh, hệ thống thiết bị phụ trợ dẫn đường theo tiêu chuẩn CATII, có khả năng tiếp thu các loại tàu bay thân lớn như B747-400, A330, B777,B767, A321….
Nhà ga hành khách quốc tế đưa vào sử dụng từ năm 2007 với công suất thiết kế 12 triệu khách năm, nhà ga hàng hóa mới đưa vào sử dụng cùng với các trang thiết bị mặt đất hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của hành khách và hàng hóa trong những năm vừa qua.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày khoảng 380 lượt chuyến cất, hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cao điểm là 440 lượt chuyến/ ngày.
Số liệu điểm đến trung bình trong 01 ngày (lịch bay mùa hè 2012):
– Nhà ga quốc nội: 18 điểm đến
– Hà Nội
– Đà Nẵng
– Phú Quốc
– Huế
– Quy Nhơn
– Cà Mau
– Côn Sơn
– Hải Phòng
– Rạch Giá
– Buôn Ma Thuột
– Vinh
– Chu Lai
– Pleiku
– Nha Trang
– Tuy Hòa
– Liên Khương
– Đồng Hới
-Cần Thơ
– Nhà ga quốc tế: 32 điểm đến
– Hong Kong (Hong Kong)
– Narita, Kansai, Nagoya (Nhật Bản)
– Incheon, Pusan (Hàn Quốc)
– Quảng Châu, Thượng Hải, Nam Ninh, Bắc Kinh (Trung Quốc)
– Kuala Lumpur (Malaysia)
– Bangkok (Thái Lan)
– Changi (Singapore)
– Xiem Riep, Phnom Penh (Campuchia)
– Cao Hùng, Đài Trung, Taipei (Đài Loan)
– Sân bay Domodedovo, Sherametyero – Moscow (Liên Bang Nga)
– Yangon (Myanmar)
– Lào
– Sydney, Melbourne (Australia)
– Dubai, Jeddah, Abu Dhabi (Saudi Arabia)
– Charles De Gaulle (Pháp)
– Frankfurt (Đức)
– Manila (Philippines)
– Gatwich (Anh)
– Jakarta (Indonesia)