Sự phổ biến của thiết bị di động sẽ đưa khoảng 50% giao dịch thương mại nói chung sẽ được thực hiện trên nền tảng này vào năm 2017.
Học Coca-Cola cách “thổi hồn” sáng tạo vào các chiến dịch truyền thông
Google “khai tử” Flash – hồi chuông cho nhà quảng cáo
Đầu tư vào thiết kế: chiến lược kinh doanh mới của Pepsi
Thương mại điện tử là thị trường quan trọng mang tính toàn cầu, ngày càng phát triển nhờ ứng dụng rộng rãi của các thiết bị di động. Báo cáo từ hãng phân tích số liệu Digi-Capital cho hay, thương mại di động sẽ là nguồn thu chính cho toàn ngành thiết bị cầm tay vào năm 2017. Riêng các hoạt động thương mại nói chung có thể tạo ra 516 tỷ USD doanh thu, tăng mạnh so với 133 tỷ USD của năm 2013.
Có thể bạn quan tâm:
Quảng cáo sân bay Nội Bài
Quảng cáo sân bay Đà Nẵng
Quảng cáo sân bay Tân Sơn Nhất
Quảng cáo sân bay Phú Quốc
Quảng cáo sân bay Cam Ranh
Trong khi đó, thị trường các ứng dụng cho người dùng sẽ tương đương 74 tỷ USD và chi phí để quảng cáo trên di động khoảng 42 tỷ. Digi-Capital ước tính đến năm 2017, 50% giao dịch thương mại sẽ được tiến hành trên di động.
Với nhiều tiềm năng về doanh thu, các nhà tiếp thị cần đảm bảo thông điệp của họ xuất hiện đúng lúc và có liên quan đến trải nghiệm của khách hàng, làm tăng hứng thú mua sắm. Công ty chuyên về marketing trên di động OtherLevels đã khảo sát 5 nhóm người về sự không nhất quán trong cách tiếp cận khách hàng của thị trường.
Ngày càng nhiều người sử dụng thiết bị di động để mua sắm trực tuyến.
Mỗi nhóm đại diện cho khoảng 20% khách hàng. Một nhóm không nhận bất kỳ email hay tin nhắn quảng cáo nào. Số khác chỉ nhận được tin nhắn nhắc tham gia trở lại sau một thời gian không hoạt động. Các nhóm khác nhận được một tin nhắn vào giữa tuần, một vào cuối tuần, và tin nhắn “bám đuôi” nếu không có hành động gì sau hai tin trước.
Kết quả, càng nhận nhiều tin thì càng nhiều người dùng tham gia. Trên thực tế, việc có nhiều thông báo gia tăng mức độ sử dụng ứng dụng, tăng lần quét mã vạch và tăng lượt tham gia các chương trình dành cho khách hàng thân thiết. Tần suất xuất hiện tin nhắn cũng rất quan trọng. Có 28% người dùng nhận tin nhắn trong vòng 48 giờ quyết định dùng ứng dụng của công ty.
“Bám đuôi” – hành động gửi người dùng một tin nhắn sau thông điệp tiếp thị ban đầu, cũng khiến một vài chỉ số tăng lên. Một tin nhắn “bám đuôi” vào chủ nhật sau một tin nhắn vào thứ sáu làm tăng tỷ lệ phản hồi từ 36% lên 66%. Nhưng quá nhiều tin nhắn về cùng một chủ đề sẽ gây ra hiệu ứng ngược lại.
Nguồn: brandsvietnam.com